IgG Là một trong 5 loại globulin miễn dịch được cơ thể tạo ra để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh lây nhiễm từ bên ngoài vào bên trong cơ thể.
Mục lục
- 1 1. IgG là gì?
- 2 2. IgG ảnh hưởng đến trẻ thế nào?
- 3 3. Giá trị tham chiếu
- 4 Bình sữa cổ rộng hay cổ hẹp: Lựa chọn nào tốt nhất cho bé yêu?
- 5 Bị hăm tã khi mặc tã bỉm, nguyên nhân và cách xử lý an toàn cho bé sơ sinh!
- 6 Sữa Non Colostrum: Bí Mật Tự Nhiên Cho Sự Phát Triển Tốt Nhất Của Trẻ Em
- 7 Các kỹ năng chăm sóc bản thân theo độ tuổi trẻ nên có.
1. IgG là gì?
Immunoglobulin G (IgG), là loại kháng thể có tỉ lệ cao nhất được tìm thấy trong máu và dịch ngoại bào, cho phép nó kiểm soát nhiễm trùng các mô cơ thể . Bằng cách liên kết nhiều loại mầm bệnh như virus, vi khuẩn và nấm, IgG bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng.
Immunoglobulin G (IgG) hay còn được gọi là globulin G là một trong những protein có nhiều nhất trong huyết thanh người, chiếm khoảng 10 – 20% protein huyết tương.
2. IgG ảnh hưởng đến trẻ thế nào?
Immunoglobulin G kháng thể có liên quan đến đáp ứng miễn dịch thứ phát (IgM là kháng thể chính liên quan đến đáp ứng chính). Immunoglobulin G có thể liên kết các mầm bệnh, như vi rút, vi khuẩn và nấm, và do đó bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và độc tố.
- 80% các kháng thể được tìm thấy trong cơ thể người, Immunoglobulin G là kháng thể nhỏ nhất nhưng phong phú nhất của con người và của các động vật có vú khác.
- Immunoglobulin G có thể được tìm thấy trong tất cả các chất dịch cơ thể, và là kháng thể duy nhất có thể bảo vệ thai nhi bằng cách đi qua nhau thai của người mẹ.
- mmunoglobulin G được tiết ra dưới dạng monome có kích thước nhỏ cho phép nó dễ dàng tưới máu các mô.
- IgG là loại immunoglobulin monomer (mono=1), là kháng thể phổ biến nhất trong máu, sữa non và các dịch mô. Đây là kháng thể duy nhất có các thụ thể để tạo điều kiện cho việc đi qua nhau thai của người mẹ vào thai nhi, do đó nó cung cấp kháng thể bảo vệ cho thai nhi trong tử cung.
- Cùng với IgA tiết ra trong sữa mẹ, Immunoglobulin G còn được hấp thu qua nhau thai cung cấp cho trẻ sơ sinh một hệ miễn dịch dịch thể trước khi hệ thống miễn dịch riêng của mình phát triển.
- Sữa non chứa tỷ lệ cao Immunoglobulin G, đặc biệt là sữa non của bò. Ở những người có khả năng miễn dịch trước mầm bệnh, Immunoglobulin G xuất hiện khoảng 24 đến 48 giờ sau khi kích thích kháng nguyên.
- Do đó, trong sáu tháng đầu đời, trẻ sơ sinh có các kháng thể giống như mẹ và đứa trẻ có thể tự bảo vệ mình trước tất cả các mầm bệnh mà người mẹ gặp phải trong đời (ngay cả khi chỉ tiêm phòng) cho đến khi các kháng thể này giảm dần và biến mất hoàn toàn khi trẻ được 5 tháng tuổi.
Chức năng này của immunoglobulin rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh vì chúng rất nhạy cảm với nhiễm trùng, đặc biệt là trong hệ hô hấp và tiêu hóa.
Sự tổng hợp Immunoglobulin G ở trẻ nhỏ chỉ được bắt đầu vào tháng thứ 3 sau khi trẻ được sinh rồi phát triển và tăng dần để đạt được đến giá trị như người lớn khi trẻ được 2 tuổi.
Immunoglobulin G cũng tham gia vào việc điều chỉnh các phản ứng dị ứng
3. Giá trị tham chiếu
- Giới hạn tham chiếu của IgG, IgM và IgA ở người trưởng thành khỏe mạnh bình thường là: IgG 6,0 – 16,0 g/ L, IgM 0,4 – 2,5 g/ L và IgA 0,8 – 3,0 g/ L.
- Giới hạn tham chiếu theo tuổi ở trẻ áp dụng cho các kết quả của trẻ em.

Nguồn: Viện dinh dưỡng tổng hợp bởi: GrowIQ.vn
Bình sữa cổ rộng hay cổ hẹp: Lựa chọn nào tốt nhất cho bé yêu?
Việc lựa chọn bình sữa phù hợp cho bé yêu luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Trong đó, bình sữa cổ rộng và cổ hẹp là hai loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
Bị hăm tã khi mặc tã bỉm, nguyên nhân và cách xử lý an toàn cho bé sơ sinh!
Hăm tã ở trẻ em là một tình trạng phổ biến và thường gặp, đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây là một số thông tin về hăm tã
Sữa Non Colostrum: Bí Mật Tự Nhiên Cho Sự Phát Triển Tốt Nhất Của Trẻ Em
Sữa non Colostrum, thường được biết đến như “nước vàng của cuộc sống,” là một nguồn dinh dưỡng quý báu đối với trẻ em trong những ngày đầu đời. Đây không chỉ là loại sữa đặc biệt mà còn là “viên ngọc” của tình mẹ,
Các kỹ năng chăm sóc bản thân theo độ tuổi trẻ nên có.
Đâu là thời điểm để dạy con những kỹ năng sống cơ bản và đặt niềm tin nơi trẻ để bé yêu có thể tự làm một số việc như tự chăm sóc bản thân? Đó là thắc mắc của không ít ba mẹ. Dưới đây là một số kỹ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với độ tuổi của bé. Ba mẹ có thể tùy theo khả năng, sở thích và độ tuổi của bé nhà mình để hướng dẫn con tự làm nhé!