Hăm tã là tình trạng phổ biến ở trẻ thường xuyên dùng tã. Nó xảy ra khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín vì nước tiểu đọng lại trong tã quá nhiều và quá lâu mà không được thông thoáng. Thông thường, bé nào cũng sẽ cảm thấy ngứa ngáy và gãi mạnh, khiến làn da bị trầy xước. Da từ đó dễ bị nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt  

1. Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ 

Hăm tã ở trẻ sơ sinh là một tình trạng phổ biến và thường xảy ra ở vùng mông và bẹn. Có một số nguyên nhân gây ra “hăm tã” ở bé:

  •  Dị ứng với chất liệu tã: Da trẻ có thể bị dị ứng với chất liệu làm tã hoặc giấy ướt dùng để lau vùng da. Các hoá chất trong tã giấy cũng có thể gây kích thích cho da.
  • Nhiễm trùng và nấm: Nếu da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hoặc phân của bé, nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da. Da sẽ đỏ, nổi mụn nhỏ, ngứa và rát khó chịu.
  • Da quá nhạy cảm: Một số bé có da quá nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi các chất trong bột giặt, chất làm mềm vải, xà phòng thơm, và nước thơm.
  • Tã thô ráp và quần lót bằng nhựa: Tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé. Quần lót bằng nhựa giữ cho quần áo bé sạch và khô, nhưng không thông thoáng và làm da giữ ẩm, dẫn đến hăm tã.

2. Các biểu hiện cho thấy bé bị hăm tã

Khi bé bị hăm tã, có một số biểu hiện rõ rệt mà bạn có thể nhận ra:

  • Vùng da bị ửng đỏ: Khi bé mới bị hăm, vùng da mặc tã như hậu môn, quanh bộ phận sinh dục dần bị ửng đỏ. Ban đầu da chỉ phớt hồng, sau 2-3 ngày, vùng da sẽ chuyển sang sắc đỏ tươi hơn.
  • Vùng da hăm thường bị căng bóng và nóng hơn: Da bị tổn thương do hăm tã sẽ trở nên căng bóng và nóng hơn. Bé cảm thấy khó chịu và đau rát khi bị cọ xát lên vùng da này.
  • Vùng da nổi mẩn đỏ rải rác: Ngoài ửng đỏ, hăm tã còn khiến mông bé xuất hiện những vết mẩn đỏ nằm rải rác. Sau 1-2 ngày, các vết mẩn đỏ sẽ xuất hiện nhiều với diện tích lớn và đậm hơn.
  • Vùng da quấn tã có nổi các nốt sần, sưng đỏ: Hăm tã cấp độ 1, 2 nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ khiến vùng da mặc tã nổi các nốt sần, sưng đỏ, mụn li ti. Bé cảm thấy ngứa ngáy và liên tục gãi.
  • Bé khó chịu, quấy khóc khi thay tã hoặc vệ sinh: Khi bị hăm cấp độ 2, 3, vùng da sưng đỏ và tổn thương khiến bé luôn cảm thấy khó chịu, đau rát, đặc biệt khi mẹ thay tã hoặc vệ sinh cho bé.

3. Cách chăm sóc trẻ để giảm tình trạng hăm tã an toàn

Hăm tã là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến bé, nhưng bạn có thể chăm sóc bé một cách hiệu quả. Dưới đây là một số hướng dẫn để giúp bạn chăm sóc bé khi bị hăm tã:

  • Rửa sạch vùng kín cho bé: Sử dụng xà phòng và nước ấm để rửa sạch vùng mông và bẹn của bé. Lưu ý rửa nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da.
  • Lau khô da bé: Sau khi tắm, hãy lau khô da bé một cách nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
  • Thoa kem thuốc lên vùng da bị hăm tã: Sử dụng kem chống hăm mỏng lên vùng da mông và bẹn của bé để giảm viêm nhiễm và hỗ trợ làm lành da.
  • Mặc tã cho bé: Đảm bảo bé luôn sử dụng tã sạch và thoải mái.
    Nhớ kiểm tra kỹ các thành phần và chất liệu khi chọn tã để đảm bảo an toàn cho bé nhé!

4. Bị hăm tã khi nào phải đi gặp bác sĩ?

Mặc dù hăm tã hầu như không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ và hiếm khi trẻ phải đến bệnh viện để điều trị. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng, nổi mẫn đỏ không do hăm tã hay trong các trường hợp:

  • Tình trạng da không cải thiện sau 5- 7 ngày chăm sóc và điều trị thích hợp.
  • Vùng da viêm có khuynh hướng lan rộng hoặc xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể.
  • Vùng da viêm có dấu hiệu nhiễm trùng với những triệu chứng như đóng vẩy, rĩ dịch vàng hay có mủ.
  • Trẻ bị nổi mẫn đỏ ở da có kèm sốt hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ.

5. Để giảm thiểu tình trạng “hăm tã” khi chăm sóc bé yêu cần làm gì?

Để tránh tình trạng hăm tã cho bé, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Thay tã thường xuyên: Đảm bảo bé luôn sử dụng tã sạch và thông thoáng. Tã quá chật có thể gây hăm tã.
  • Rửa sạch vùng mông, bẹn: Khi bé đi tiêu hoặc tiểu, hãy rửa sạch vùng mông và bẹn bằng xà phòng và nước sạch. Sau đó, lau khô da nhẹ nhàng.
  • Chọn tã phù hợp: Lựa chọn tã không gây kích ứng cho da bé. Tránh tã có nhiều hoá chất và chất tạo mùi.
  • Giữ vệ sinh vùng kín cho bé: Trong quá trình thay tã, hãy giữ vệ sinh vùng kín cho bé.
  • Nhớ kiểm tra kỹ các thành phần và chất liệu khi chọn tã để đảm bảo an toàn cho bé nhé

 Nguồn tham khảo: BV Nhi Đồng 1, BV Nhi đồng T.Phố, Internet 

 

Có thể mẹ muốn xem:

Các kỹ năng chăm sóc bản thân theo độ tuổi trẻ nên có.

Các kỹ năng chăm sóc bản thân theo độ tuổi trẻ nên có.

Đâu là thời điểm để dạy con những kỹ năng sống cơ bản và đặt niềm tin nơi trẻ để bé yêu có thể tự làm một số việc như tự chăm sóc bản thân? Đó là thắc mắc của không ít ba mẹ. Dưới đây là một số kỹ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với độ tuổi của bé. Ba mẹ có thể tùy theo khả năng, sở thích và độ tuổi của bé nhà mình để hướng dẫn con tự làm nhé!

Đọc thêm
Dinh dưỡng khỏe cho ngày tết

Dinh dưỡng khỏe cho ngày tết

Tết là cơ hội để vui chơi, gặp gỡ, tụ tập gia đình và bè bạn, những buổi tiệc triền miên. cùng tìm hiểu về những nguyên tắc ăn uống hợp lý

Đọc thêm

Quan tâm